BẰNG CỬ NHÂN ĐẠI HỌC

Tổng quan về ngành: 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang biết đến với mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp cũng như xu thế nhận thức của con người. Bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến điều khiển – tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp tới các ứng dụng dân dụng. Theo nhận định của các chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và tương lai nghề nghiệp vô cùng rộng mở.

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là gì?

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học chuyên về nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (dược phẩm, sắt thép, xi măng, nước giải khát,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa

Ngành xét tuyển khối nào?

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lý, Sinh học

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Các môn học chuyên ngành: kỹ thuật vi xử lý, truyền động điện, an toàn điện, điều khiển quá trình, kỹ thuật điều khiển tự động, điện từ công xuất, điều khiển logic vad PLC, Các hệ thống điều khiển phân tán, kỹ thuật lập trình…

dieu-khien-tu-dong-hoa

Chọn ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa, sinh viên sẽ…

– Được cung cấp những kiến thức về thiết kế phương án, thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật và thi công hệ thống nhiệt, lạnh và thông gió;
– Đào tạo thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, quy trình công nghệ lắp ráp, quy trình công nghệ sửa chữa và khai thác hệ thống nhiệt lạnh và thông gió; …
– Có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin để thực hiện nghiên cứu khoa học về các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh và thông gió.
– Có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
– Được đào tạo thực hành tại Tập đoàn POLYCO với một hệ thống phòng thí nghiệm, nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị, nhà máy sản xuất bia SÀI GÒN – HÀ NỘI.
– Có cơ hội được tuyển dụng làm việc cho tập đoàn và các thành viên của Tập đoàn POLYCO ngay trong quá trình đào tạo.

Học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa tại Đại Học Công Nghệ Đông Á (EAUT)

Thế Mạnh Đào Tạo

– Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa tại EAUT chú trọng công tác thực hành ( 30% lý thuyết, 70% thực hành) đồng thời liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

– EAUT có ưu thế nổi bật nằm ngay tại khu công nghiệp với nhà máy cơ khí, nhà máy bia là nơi tương tác trực tiếp để các sinh viên có điều kiện học trực tiếp từ thực tế, thực hành và rèn luyện tốt nhất cho các kỹ năng ngành nghề từ cơ khí, tự động hóa, nhiệt lạnh, hóa thực phẩm, công nghệ thông tin..

– Nội dung học mang tính chắt lọc những vấn đề cốt lõi của ngành, từ cơ bản tới nâng cao giúp sinh viên khi ra trường dễ dàng thích ứng với công việc thiết kế, tư vấn, phát triển quản lý và vận hành sản xuất.

– Chương trình đào tạo được xây dựng công phu và giảng dạy nhiệt tình bởi các chuyên gia đầu ngành.

– Sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức nền tảng để tiếp cận các thành tựu khoa học trên thế giới và thích ứng với môi trường khoa học công nghệ đang thay đổi.

– Được rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điều khiển – tự động hóa một cách hiệu quả nhất.

Phòng thí nghiệm điều khiển – tự động hóa tại EAUT

Phòng thí nghiệm Điều khiển – Tự động hóa: Trang bị máy tính, các bộ thí nghiệm đo lường và điều khiển quá trình, PLCs, các loại động cơ xoay chiều, bộ điều khiển-khí nén gồm: Pannerl điều khiển, máy nén khí, bộ xử lý khí, van điện tử,Xylanh, bộ điều áp, áp kế, van các loại, phòng thí nghiệm…hệ điều khiển tự động khí nén FESTO, Siemens… S7-1500, hệ thống điều khiển tự động ROCKWELL AUTOMATION…

Chương Trình Đào Tạo: Xem thêm chi tiết tại đây

Nhu cầu nhân lực
Công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa là một trong năm lĩnh vực nghề “hot” nhất hiện nay. Tại Việt Nam, không khó để tìm thấy một lời đề nghị mức lương tầm 400-500 USD cho những ứng viên ngành tự động hóa.
Chuyên ngành tự động hóa thường xuyên được nhà tuyển dụng lấy người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cử nhân ngành tốt nghiệp có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.

Triển  vọng Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa

Những vị trí mà sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp như:

– Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

– Chuyên viên vận hành kỹ thuật, phân tích mô phỏng.

– Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường có chuyên ngành điều khiển – tự động hóa

– Quản lý và điều hành hệ thống tự động sản xuất tại nhà máy.

– Kỹ sư tự động hoá điều khiển.

– Kỹ sư chuyên thiết kế Điện – Tự động hoá.

– Chuyên viên tự động hoá.

– Kỹ thuật viên chuyên bảo trì Điện – Tự động hoá.

– Quản lý, kinh doanh Robot tự động.

Học Phí

Học Phí: 22.000.000 vnđ/năm. Xem thêm chi tiết tại đây

Trường Đại học Công nghệ Đông Á có đội ngũ lãnh đạo, giảng viên là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành như Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận – Hiệu trưởng đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 với cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm” đem lại những giá trị to, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trường còn có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên giàu kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng uy tín, tham gia giảng dạy tại trường.

Danh sách cán bộ chủ chốt của ngành

  • thay nha 2

    GS.TS Đinh Văn Nhã

  • Quá trình đào tạo:
    • 1972: Kỹ sư Điều khiển tự động. Nơi đào tạo: Liên Xô
    • 1975: Tiến sĩ chuyên ngành Điều khiển tự động. Nơi đào tạo: Liên Xô
    Quá trình công tác:
    • 2015 – nay: Bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    • 2015 – 2020: UV Hội đồng Trung ương – Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
    • 2007 – nay: UV Ban chấp hành Trung ương Hội các nhà Quản trị doanh nghiệp Việt Nam; Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng thư ký hội Tự động hóa Việt Nam
    • 2012 – 2015: Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Vinh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường IUV, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Ứng dụng IUV, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư IUV, Chủ nhiệm ngành Điều khiển tự động hóa – Tự động hóa IUV.
    • 2008 – 2011: Giám đốc Trung tâm NCKT Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    • 1995 – 2008: Phó Giám đốc Trung tâm NCKT Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
    • 2001 – 2006: Phó chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ Tự động Việt Nam
    • 1976 – 2013: Giảng viên, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình
    • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và hiện đại hóa hệ thống thiết bị sản xuất bia, thiết bị tái chế nhựa phế thải, một số thiết bị công nghiệp giấy
    • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng hệ thống tự động cho các thiết bị xử lý chất thải nhựa, bột
    • Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm
    • Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các phương tiện, thiết bị và các hệ thống tự động hóa cho kiểm tra bảo vệ môi trường
    • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất cồn hiện đại ứng dụng cho các nhà máy cồn Việt Nam
    • Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy bia.
  • thay thanh 3

    TS Đinh Văn Thành

  • Quá trình đào tạo:
    • 2008: Kỹ sư Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    • 2009: Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    • 2013: Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Southampton – Vương Quốc Anh
    Quá trình công tác:
    • 2009 – 2013: Phó Tổng Giám đốc – Tập đoàn POLYCO
    • 2013 – nay: Tổng Giám đốc – Tập đoàn POLYCO
    • 2011 – nay: Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Đức – Việt
    • 2015 – nay: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đông Á
    Công trình nghiên cứu khoa học điển hình:
    • 2013: Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho lĩnh vực rượu, bia, nước giải khát Việt Nam.
    • 2012: Nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy bã bia sử dụng nhiệt dư của nhà máy.
    Công trình khoa học đã công bố:
    • “Assessment of gradient-based iterative learning controllers using a multivariable test facility with varying interaction” – Control Engineering Practice, 29, 158-173;
    • “Experimentally verified point-to-point iterative learning control for highly coupled systems” – International Journal of Adaptive Control and Signal Processing (DOI: 10.1002/acs.2472);
    • “Norm optimal iterative learning control with intermediate point weighting: theory, algorithms and experimental evaluation: – IEEE Transactions on Control Systems Technology, 21, (3), 999-1007. (doi:10.1109/TCST.2012.2196281)…

A. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục trình độ đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á tạo ra môi trường học tập lý tưởng giúp người học trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp; cung cấp cho người học những điều kiện cần và đủ để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, thiết yếu phục vụ công tác trong lĩnh vực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0; đồng thời là cơ sở để người học tiếp tục học tập nâng cao năng lực và trình độ ở các bậc đào tạo sau đại học.
B. Chuẩn đầu ra theo từng yêu cầu cụ thể:
1. Yêu cầu về đạo đức, nhân cách, lối sống:
– Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;
– Có hiểu biết về văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
– Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;
– Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.
2. Yêu cầu về kiến thức, chuyên môn:
– Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học cơ bản;
– Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học;
– Trình độ ngoại ngữ: TOEIC 450
– Hiểu biết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn:
– Có hiểu biết về lĩnh vực cơ khí: bao gồm vật liệu, đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC.
– Có hiểu biết về các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng năng lượng tái tạo;
– Các kiến thức về Điện – điện tử: điện kỹ thuật, điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm biến đo lường, điện tử công suất;
– Các kiến thức về điều khiển: Điều khiển bằng Rơ le, điều khiển bằng PLC, vi điều khiển, Robot công nghiệp, máy điều khiển theo chương trình số CNC;
– Các kiến thức về mô phỏng và tính toán: Autocad, Orcad, Matlab, Visual Basic, Win CC, SCADA, SolidWorks;
– Có kiến thức về tích hợp thông tin trong hệ thống điều khiển, hệ modul sản xuất linh hoạt MPS, hệ thống điều khiển quá trình PCS, mạng truyền thông;
– Có kiến thức thực tế của quá trình sản xuất công nghiệp và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất công nghiệp;
– Có kiến thức về quản lý bảo trì các hệ thống công nghiệp, ứng dụng máy tính (AXAPTA, CMMS,..) trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các hệ thống công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp;
3. Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
– Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống tự động hóa hoặc các loại sản phẩm tự động hóa với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện-thuỷ-khí; Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp;
– Có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống và trang thiết bị tự động, các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp;
– Đề xuất, thiết kế các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu;
– Đề xuất, thiết kế, lập dự án; tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;
– Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa;
– Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường;
– Thiết kế, mô phỏng, thi công các mạch điều khiển ứng dụng trong sản xuất và sinh hoạt;
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

– Các công ty tư vấn, thiết kế dây chuyền sản xuất, hệ thống tự động;
– Các công ty, nhà máy có ứng dụng hệ thống tự động trong sản xuất….với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.
– Dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
– Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
– Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.